Hướng dẫn thiết kế database cho web bán hàng cho người mới bắt đầu
Ngày đăng: 28/10/2023
Bạn muốn sở hữu một thiết kế database cho web bán hàng nhưng vẫn không biết cách tạo cơ sở dữ liệu? Đây dường như là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc cần được giải đáp. Qua bài này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết về cách thiết kế database cho web bán hàng. Bạn có thể tham khảo qua thông tin trong bài viết này để tự làm được website bán hàng cho mình nhé!
Trong quá trình theo dõi các bước hướng dẫn thiết kế web bán hàng thì bạn cần chú ý thật kĩ các bảng chức năng, trường dữ liệu.

Tìm hiểu về thiết kế ᴡebѕite bán hàng
Webѕite bán hàng là trang thương mại điện tử được sử dụng ᴠới mục đích cung cấp dịch ᴠụ ѕản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, giao dịch mua bán. Đơn giản thì ᴡebѕite bán hàng chứa toàn bộ hoạt động mua bán online.
Để phân biệt ᴡebѕite bán hàng ᴠới ᴡeb giới thiệu doanh nghiệp thì ᴡeb giới thiệu đưa ra thông tin doanh nghiệp không có tính năng giao đổi mua bán như ᴡebѕite bán hàng.
Vì sao nên sở hữu một thiết kế website bán hàng?
Doanh nghiệp bạn nên sở hữu một thiết kế web bán hàng bởi rất nhiều lý do như:
Tăng lượng khách hàng tiềm năng
Khi thiết kế website bán hàng thì sẽ giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng online.
Bán hàng mọi lúc mọi nơi
Một ᴡeb bán hàng giúp hoạt động bán hàng diễn ra bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào chỉ cần có Internet là có thể truу cập ᴠào ᴡeb để хem qua ѕản phẩm, dịch ᴠụ.
Tiết kiệm chi phí
Thiết kế ᴡebѕite bán hàng giúp bạn bán sản phẩm mà không cần đến cửa hàng mua bán và giúp giảm chi phí thuê mặt tiền hay nhân viên.
Yêu cầu cần có khi thiết kế database website bán hàng
Trước tiên làm về cơ sở dữ liệu thì bạn cần biết website quản lý gì? Sau đây là những yêu cầu cơ bản nhất cần có ở 1 website bán hàng:
- Quản trị viên
- Danh mục sản phẩm
- Sản phẩm
- Đơn hàng
- Giao dịch
- Thành viên
Ngoài ra còn nhiều chức năng quản lý khác, bạn có thể sử dụng hoặc vào trực tiếp phpMyadmin để tạo các bảng và các trường dữ liệu
Hướng dẫn thiết kế database cho web bán hàng
Xây dựng bảng quản trị website (admin)
Trong bảng này bạn cần lưu các thông tin:
- id : khóa chính và trường dữ liệu
- name: họ tên
- username: tên đăng nhập
- password: mật khẩu
Xây dựng thành viên (user)
Chúng ta cần lưu các trường thông tin :
- id : khóa chính
- name: họ tên
- email: email,sử dụng để đăng nhập
- password: mật khẩu đăng nhập
- address: địa chỉ
- created: thời điểm đăng ký thành viên
Xây dựng bảng danh mục sản phẩm
Với bảng danh mục sản phẩm này cần lưu các thông tin :
- id : khóa chính và trường dữ liệu
- name: tên danh mục
- parent_id: id của danh mục cha
- sort_order: vị trí sắp xếp
Xây dựng bảng sản phẩm
Bạn cần lưu các trường thông tin:
- id : khóa chính và trường dữ liệu
- catalog_id: id của danh mục sản phẩm
- name: tên sản phẩm
- price: giá sản phẩm
- discount: lưu chiết khấu, giảm giá
- price: giá sản phẩm
- image_link: lưu link file ảnh minh họa
- image_list: lưu danh sách link file ảnh
- created: thời điểm tạo sản phẩm
- view: số lượt xem sản phẩm
Ngoài ra còn nhiều trường dữ liệu liên quan tới việc lưu thông tin sản phẩm. Những phần này các bạn có thể phát triển thêm theo ý thích của mình.
Xây dựng bảng giao dịch
Bảng giao dịch này vô cùng quan trọng đối với một website bán hàng online bởi nó có chức năng lưu thông tin toàn bộ gia dịch web. Người chơi có thể lưu thông tin cần thiết trong bảng giao dịch này gồm:
- id : khóa chính và trường dữ liệu
- status: lưu trạng thái của giao dịch
- user_id: id của thành viên mua hàng
- user_name: tên của khách hàng
- user_email: email của khách hàng
- user_phone: số điện thoại của khách hàng
- amount: tổng số tiền cần thanh toán
- payment: tên cổng thanh toán khách hàng chọn để thanh toán
- payment_info: toàn bộ thông tin trả về từ bên cổng thanh toán
- message: nội dung yêu cầu của khách hàng
- security: mã bảo mật cho giao dịch
- created: thời điểm tạo giao dịch
Khi vận hành trang web thì bạn sẽ sử dụng chức năng mua hàng, thanh toán trực tuyến, thống kê báo cáo nên bạn sẽ phải thường xuyên sử dụng bảng này.
Xây dựng bảng đơn hàng
Đây là bảng lưu chi tiết giao dịch đơn hàng. Chi tiết các thông tin trong bảng này cần lưu như sau:
- id : khóa chính và trường dữ liệu
- transaction_id: id của giao dịch có nhiều đơn hàng và 1 đơn hàng phải thuộc 1 giao dịch
- product_id: id của sản phẩm
- qty: số lượng sản phẩm trong đơn hàng
- amount: số tiền của đơn hàng, lưu ý là số tiền trong bảng giao dịch sẽ bằng tổng số tiền trong bảng đơn hàng
- data: lưu dữ liệu
- status: trạng thái của đơn hàng cho biết sản phẩm của đơn hàng đã được gửi cho khách chưa
Kết luận
Bài viết trên đây vừa hướng dẫn cho quý bạn đọc các bước thiết kế database cho web bán hàng cơ bản nhất. Các bạn có thể tham khảo qua và phát triển thêm nhiều danh mục bảng khác theo mong muốn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ Công ty thiết kế web Bắc Ninh – Donaweb để được hỗ trợ nhan chóng nhé. Chúc bạn thành công!